Ở bệnh nhân hậu Covid, nhiều người đến hơn 7 tháng sau, nhiều triệu chứng tồn tại dai dẳng khó giải thích như là cảm thấy yếu hay suy nhược hơn trước khi nhiễm, mệt mỏi, thở hụt hơi, tim đập nhanh, hồi hộp, đau tức ngực, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, khó tập trung, giảm chú ý, biếng ăn, ăn không ngon, mất ngủ, tổn thương thần kinh ngoại biên, rối loạn kinh nguyệt, lo lắng, thay đổi tâm trạng, trầm cảm, …
Chỉ có xét nghiệm và các thăm dò chức năng chuyên biệt thì mới có thể đánh giá được những vấn đề tiềm ẩn như rối loạn tăng đông, rối loạn dẫn truyền thần kinh, tình trạng viêm nhiễm kéo dài, rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng… mới xuất hiện ngay cả ở những người khi nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhất là ở trẻ em.
Nhiều bệnh nhân đến chỉ yêu cầu chụp phim XQ phổi thì sẽ không phát hiện được vấn đề nghiêm trọng và cốt lõi của Hậu Covid. Chúng ta sẽ không đánh giá được Viêm cơ tim sau nhiễm Virus, Viêm thần kinh ngoại biên do tổn thương bao Myelin, Tăng đường huyết, Rối loạn chuyển hóa lipid máu, Giảm Natri- Kali máu và nhất là Rối loạn tăng đông.
Rối loạn Tăng đông sau nhiễm Covid là vấn đề nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài trên bệnh nhân Hậu Covid cần được đánh giá và kiểm soát Tình trạng tăng đông của nhiễm Covid do tác động trực tiếp của virus SCV-2 nhưng nhiều phần là do đáp ứng miễn dịch gây rối loạn chức năng trong lòng mạch, làm tăng đông máu, giảm ly giải fibrin…
Tăng đông ở người bị nhiễm Covid giống như tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) do có khi các tiêu chuẩn chẩn đoán đều thỏa tương tự nhau nhưng trong tăng đông ở nhiễm Covid là đông máu còn đông máu rải rác trong lòng mạch mất bù cấp là chảy máu
Xét nghiệm thường thấy để đánh giá Tăng đông là tăng D-dimer, tăng Fibrinogen, Tăng nhẹ hoặc giảm Tiểu cầu, thời gian PT hay aPTT bình thường hay kéo dài nhẹ.
Tại phòng khám Hậu Covid, chúng tôi đã phát hiện có nhiều trường hợp xét nghiệm D-dimer vẫn vượt ngưỡng sau hơn 4 tháng nhiễm bệnh mặc dù lúc đó bệnh nhân chỉ có triệu chứng như cảm và bệnh nhân không nhập viện.
Đối với các bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng nên được khám để đánh giá lại các hệ thống cơ quan của cơ thể sau 3 tuần tính từ thời điểm khởi phát bệnh. Các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện trước đó thì cần tái khám lại sau 01 tuần không nên quá 3 tuần sau xuất viện.
Ước tính có đến 80% người nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng, không cần phải nhập viện. Thế nhưng, rất nhiều người trong số này lại thấy “suy”, “yếu đủ thứ”, “làm gì cũng mau mệt” so với trước khi nhiễm Covid.
Có những thứ không phục hồi sớm nó sẽ suy luôn. Cho nên, nếu Bạn gặp những trường hợp trên, Bạn cần phải khám Hậu Covid để đánh giá đầy đủ để tránh những hậu quả lâu dài sau nhiễm Covid nhé!
Bác sĩ Đồng hành